Giới thiệu Ngành Thương mại điện tử

 Giới thiệu 20/08/2019

TÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

MÃ NGÀNH: 7340122

KHOA: KINH TẾ

Website: http://kinhte.hou.edu.vn

Chuẩn đầu ra: CDRTMDT2020.pdf

Chương trình đào tạo ngành TMĐT: CCDTTMDT2020.pdf

Tư vấn, giải đáp thắc mắc tại đây

Năm 2019, Trường Đại học Mở Hà Nội dự kiến tuyển sinh 50 chỉ tiêu ngành Thương mại điện tử. Đối tượng tuyển sinh dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 với các THXT: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh). 

Chương trình đào tạo Cử nhân Thương mại Điện tử sẽ kéo dài trong thời gian 4 năm với tổng khối lượng chương trình là 130 tín chỉ.

Học ngành Thương mại điện tử ra trường sinh viên làm gì và làm việc ở đâu? 

Đây không chỉ là nỗi boăn khoăn của những em học sinh có dự định đăng ký xét tuyển ngành Thương mại điện tử mà ngay cả nhiều phụ huynh cũng chưa hiểu rõ về cơ hội nghề nghiệp, tương lai của con em mình khi chọn một ngành học còn khá mới mẻ này. 
Khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ trong các ngành nghề thì thị các công ty và doanh nghiệp sẽ phải tiếp cận và ứng dụng Thương mại điện tử vào sản xuất và kinh doanh.Thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trong những năm tới đây. Đó chính là lý do vì sao ngày càng nhiều công ty và doanh nghiệp phải bắt kịp xu thế phát triển này và nhờ đó cần có những chiến lược đầu tư kinh doanh vào loại hình mới này.

Các công ty và doanh nghiệp đang có nhu cầu nhân lực ở lĩnh vực Thương mại điện tử, bên cạnh đó các bạn trẻ theo học ngành này sẽ mở ra cơ hội lựa chọn những việc làm với mức lương hấp dẫn cùng môi trường làm việc chuyên nghiệp. Các vị trí cơ hội việc làm khi sinh viên tốt nghiệp

  • Chuyên viên trong lĩnh vực quản trị và xây dựng hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến; Giám đốc kinh doanh, Chuyên viên trong  E- Marketing.
  • Cán bộ lập dự án và lập kế hoạch chính sách về công nghệ thông tin.
  • Cán bộ phụ trách về An toàn và bảo mật thông tin tại các Bộ, Ngành từ Trung ương tới địa phương, các ngân hàng, các công ty tài chính, các công ty kinh doanh và kinh doanh trực tuyến.
  • Chuyên viên quản lý thương mại, Marketing, Cán bộ quản lý hệ thống khách sạn,  bệnh viện và các cơ sở sản xuất, tập đoàn kinh tế.
  • Cán bộ các đơn vị nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các Viện, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành.
  • Giảng viên ngành Thương mại điện tử tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp

Trong chương trình đào tạo  sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng, thiết kế và triển khai, quy trình vận hành quá trình kinh doanh thông qua các phương tiện điện tử.  Các kiến thức chuyên ngành gồm các môn học Quản trị mạng và hệ thống thông tin, Quản trị quan hệ khách hàng, Quản trị Logistic, Phân tích thiết kế hệp thống TMĐT, Thanh toán thương mại điện tử … Các kiến thức bổ trợ cho ngành cũng được Khoa Kinh tế trang bị cho sinh viên thông qua các môn học như Phân tích dữ liệu kinh doanh và đề án thương mại điện tử. Sinh viên được tiếp cận phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp của các cán bộ giảng viên. Ngay kỳ học đầu tiên sinh viên sẽ được tới  các doanh nghiệp để tham quan và học tập thực tế. Nhờ đó sinh viên sẽ hiểu rõ nghề làm việc của mình sau này để tích lũy kiến thức ngay từ năm thứ nhất.

Bên cạnh đó Khoa Kinh tế cũng tập trung đào tạo chuyên sâu ngoại ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực thương mại điện tử, kỹ năng bán hàng, kỹ năng xây dựng chiến lược kinh doanh trên internet. Sinh viên được tham gia những dự án kinh doanh  cùng các giảng viên, tham gia hội thảo chuyên đề, tham quan môi trường làm việc thực tế thuộc lĩnh vực thương mại điện tử. Theo khảo sát của Khoa Kinh tế khi mở ngành này thì trên thị trường lao động đang có nhu lớn. Chính vì thế ngành Thương mại điện tử sẽ giúp sinh viên có việc làm ngay từ năm đầu học Đại học

(Lượt Xem:1996)
Tin liên quan