Trường Đại học Mở Hà Nội là một cơ sở đào tạo công lập đào tạo các trình độ Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ thuộc hệ thống các Trường Đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý. Nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, Trường Đại học Mở Hà Nội đã liên tục phát triển và mở rộng quy mô, các ngành nghề, trình độ đào tạo cũng như đa dạng hóa các loại hình đào tạo.
Khoa Kinh tế được thành lập theo Quyết định số 2653/QĐ-TCCB ngày 01/12/1993 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chức năng, nhiệm vụ của Khoa được cập nhật tại Quyết định số 5891/QĐ-ĐHM ngày 23/12/2021 của Trường Đại học Mở Hà Nội. Khoa Kinh tế có có nhiệm vụ chính là thực hiện các chương trình đào tạo cấp văn bằng; nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức về lĩnh vực kinh tế. Khoa được giao quyền tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chịu trách nhiệm chính về kết quả đào tạo, nghiên cứu khoa học và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Khoa Kinh tế đào tạo 03 ngành: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Thương mại điện tử theo định hướng ứng dụng. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, dễ dàng thích nghi với sự biến động của thị trường lao động. Với môi trường giáo dục chuyên nghiệp, đội ngũ cán bộ giảng viên tâm huyết có trình độ, đồng thời thu hút được đông đảo các giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành tại các Viện nghiên cứu, Học viện, Trường đại học trong nước, thương hiệu Khoa Kinh tế đã được hàng chục nghìn sinh viên lựa chọn học tập trong gần 30 năm qua.
* Khu giảng đường: 193 phố Vĩnh Hưng - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội
Tel: 024.62885020; 024.62885080; 024.62885008
Email: kinhte@hou.edu.vn
* Mục tiêu đào tạo:
- Đảm bảo chất lượng đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và các nhà tuyển dụng thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Hình thành một cộng đồng học thuật gắn kết với các tổ chức nghề nghiệp để tạo sự kết nối chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng, giữa lý thuyết và thực tiễn.
* Ngành đào tạo và trình độ đào tạo:
- Đại học Kế toán
- Đại học Quản trị kinh doanh
- Đại học Thương mại điện tử
- Thạc sĩ Kế toán
- Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
* Cơ hội nghề nghiệp
- Cử nhân ngành Kế toán: sinh viên tốt nghiệp có đủ điều kiện để đảm nhận những vị trí việc làm sau: Giám đốc tài chính; Kế toán trưởng; Kế toán tổng hợp; Kế toán thuế; Kế toán viên (kế toán công nợ, kế toán bán hàng, kế toán xuất nhập khẩu, kế toán nội bộ,…); Kế toán, giao dịch viên tại các ngân hàng; Kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán làm việc tại các công ty kiểm toán, tư vấn tài chính; Chuyên viên tư vấn tài chính; Chuyên viên kiểm toán, kiểm soát nội bộ; Chuyên viên quản lý thuế; Chuyên viên tín dụng ngân hàng; Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp…
- Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh: sinh viên tốt nghiệp có đủ điều kiện để đảm nhận những vị trí việc làm sau: Giám đốc điều hành doanh nghiệp; Quản lý, điều hành dự án; Chuyên viên quản lý nhân sự; Chuyên viên quản lý tài chính; Chuyên viên quản lý sản xuất; Chuyên viên quản lý chất lượng; Chuyên viên tổ chức sự kiện; Chuyên viên quản trị công nghệ; Chuyên viên nghiên cứu và phát triển thị trường; Chuyên viên marketing; Chuyên viên quan hệ công chúng; Nhân viên kinh doanh; Nhân viên chăm sóc khách hàng; Nhân viên quan hệ khách hàng; Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp,…
- Cử nhân ngành Thương mại điện tử: Cơ hội việc làm ngành Thương mại điện tử rất cao bởi ngành này được dự báo cần nguồn nhân lực lớn trong tương lai. Sinh viên tốt nghiệp có đủ điều kiện để đảm nhận những vị trí việc làm sau: Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại các công ty, doanh nghiệp. Có cơ hội thăng tiến lên vị trí Giám đốc thông tin (CIO), Giám đốc E- Marketing, chuyên viên vận hành TMĐT (quản lý hệ thống TMĐT; kinh doanh online;...); Nhân viên Digital Marketing; Tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử; Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành; Giảng viên ngành Thương mại điện tử….
Đặc biệt, sau khi tốt nghiệp bậc đại học, cử nhân các ngành đào tạo tại Khoa Kinh tế có cơ hội học lên bậc cao học, trở thành thạc sĩ ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh ngay tại Khoa Kinh tế.
* Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập
- Phòng học của khoa Kinh tế đạt tiêu chuẩn theo kiểm định cơ sở đào tạo đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2017. Phòng học hiện đại được trang bị hệ thống máy chiếu, âm thanh, wifi miễn phí để hỗ trợ cho việc học tập đạt hiệu quả tốt. Thư viện với đầy đủ các loại sách giáo trình, học liệu điện tử phục vụ việc học tập và nghiên cứu khoa học. Diện tích phòng học phù hợp với từng môn học, không gian học tập thoải mái và đảm bảo cho các hoạt động dạy và học trong lớp học chuyên nghiệp và đạt chất lượng cao.
- Đặc biệt, với phương châm “Sinh viên là trung tâm”, phương pháp đào tạo hiện đại, tích cực, tương tác Giảng viên - Sinh viên, giảng dạy lý thuyết gắn với thực tập, thực tế tại doanh nghiệp, đào tạo kỹ năng phát triển nghề nghiệp, sinh viên khoa Kinh tế có thể làm được việc ngay từ những năm thứ 3, 4 khi chưa tốt nghiệp.
* Các loại hình đào tạo:
- Chính quy
- Vừa làm vừa học
- Văn bằng 2
- Song song 2 văn bằng
- Từ xa
- Đào tạo ngắn hạn
* Thời gian đào tạo: Hệ chính quy: Thạc sĩ (2 năm), Đại học dài hạn (3-4 năm); Văn bằng II (2 năm), Song song 2 văn bằng (2,5 năm).
- Hệ vừa làm vừa học: Đại học dài hạn (4,5 năm).
- Hệ từ xa: Đại học dài hạn (5 năm);
- Đào tạo ngắn hạn các lớp giám đốc doanh nghiệp, kế toán trưởng, kế toán máy (3 tháng)