Kế hoạch tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo Khoa với sinh viên năm 2019

Căn cứ kế hoạch công tác năm học 2018-2019, nhằm mục đích tạo kênh thông tin và diễn đàn trao đổi giữa Lãnh đạo nhà trường với học viên, sinh viên, giúp Nhà trường kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người học; Thực hiện kế hoạch Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội về tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo trường với học viên, sinh viên năm 2019; Khoa Kinh tế tổ chức buổi đối thoại giữa lãnh đạo Khoa với sinh viên, nội dung cụ thể như sau:

I. Mục đích, ý nghĩa:

- Thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động, góp phần thực hiện tốt quy định tổ chức và quản lý của Trường Đại học Mở Hà Nội;

- Đánh giá những việc đã làm được trong công tác quản lý, đào tạo của Nhà trường qua đó góp ý để công tác quản lý, đào tạo, phục vụ người học tốt hơn;

- Tạo kênh thông tin, diễn đàn trao đổi giữa Lãnh đạo nhà trường với học viên, sinh viên, giúp Nhà trường kịp thời nắm bắt được diễn biến tư tưởng và mối quan tâm của người học;

- Thể hiện sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Trường Đại học Mở với học viên, sinh viên.

- Góp phần tăng cường trách nhiệm của sinh viên trong quá trình học tập và thực hiện tốt nhiệm vụ công tác sinh viên năm học 2018 – 2019.

II. Tổ chức thực hiện cấp Khoa:

* Thành phần tham dự Buổi đối thoại:

- Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế

- BCH Đoàn thanh niên, Hội sinh viên Khoa Kinh tế

- Giáo vụ phụ trách khối, bộ phận kế hoạch đào tạo, cơ sở vật chất, tài chính

- Cố vấn học tập của 16 lớp

- Đại biểu sinh viên được triệu tập (Danh sách được gửi từ LCĐ Đoàn Thanh niên)

- Khách mời: Đại diện các lãnh đạo Phòng ban chức năng của Trường Đại học Mở Hà Nội

* Thời gian: 8h00 - 11h30, ngày 28 tháng 02 năm 2019 (Thứ Năm)

* Địa điểm:  Khu giảng đường Khoa Kinh tế  Hội trường tầng 4 - nhà A - Số 193 Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội

III. NỘI DUNG LẤY Ý KIẾN
1. Sinh viên tự đánh giá thực hiện các nhiệm vụ Nhà trường giao
Sinh viên chấp hành các quy chế, quy định của Bộ GD&ĐT, Nhà trường (những ưu điểm và hạn chế), cụ thể:
- Chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước
- Xây dựng kế hoạch học tập và các hoạt động ngoại khóa; rèn luyện bản thân để trở thành công dân toàn cầu.
- Xây dựng lối sống văn hóa, đạo đức trường học
- Tham gia các hoạt động của Đoàn thanh niên - Hội sinh viên và các hoạt động xã hội, xây dựng phát triển vì cộng đồng.
- Phối hợp quản lý sinh viên giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội
- Ý thức phấn đấu gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam
2. Sinh viên ý kiến, đề xuất với Nhà trường

Nhóm vấn đề 1: Các vấn đề cơ sở vật chất phục vụ đào tạo (địa điểm học tập, giảng đường, hệ thống thông tin, công tác y tế, phòng máy tính thực hành, thư viện, khu vệ sinh....)

Nhóm vấn đề 2: Các vấn đề về công tác tổ chức giảng dạy (Quy chế đào tạo, thời gian đào tạo, công tác cố vấn học tập, sắp xếp lịch học, sắp xếp phòng học, sắp xếp giảng viên, đăng ký lớp học, thông báo lịch học, khai thác các hệ thống thông tin trực tuyến... ):

Nhóm vấn đề 3: Các vấn đề liên quan đến chương trình đào tạo (nội dung các môn học, khối lượng học tập, tính phù hợp với yêu cầu xã hội, tỷ lệ phân bố giữa lý thuyết và thực hành,...).

Nhóm vấn đề 4: Các vấn đề liên quan đến tổ chức thi (sắp xếp phòng thi, sắp xếp lịch thi, thông báo lịch thi; kết cẩu và nội dung đề thi, hình thức thi, công tác coi thi, chấm thi, phúc khảo ...).

Nhóm vấn đề 5: Các vấn đề về giảng viên (phương pháp giảng dạy, nội dung giảng dạy, khả năng sư phạm của giảng viên; bài giảng có rõ ràng, dễ hiểu, liên hệ thực tế; giảng viên có đảm bảo giờ giấc lên lớp, nhiệt tình, giúp đỡ sinh viên...).

Nhóm vấn đề 6: Các vấn đề về công tác quản lý sinh viên (thái độ phục vụ sinh viên, quy trình và thời gian giải quyết các thủ tục giấy tờ cho sinh viên; thực hiện các chế độ chính sách, các hướng dẫn về quy trình thủ tục, cách thông báo thông tin... ).

Nhóm vấn đề 7: Các hoạt động Đoàn thanh niên – Hội sinh viên (Câu lạc bộ, hoạt động tình nguyện, hoạt động văn nghệ- thể thao, liên kết doanh nghiệp, hoạt động ngoại khóa... ).

Nhóm vấn đề 8: Công tác Thi đua-Khen thưởng, kỷ luật sinh viên (học bổng của Trường, của Khoa và các đơn vị đối tác, các hình thức kỷ luật...).

Nhóm vấn đề 9: Các vấn đề liên quan hoạt động nghiên cứu khoa học, tư vấn nghề nghiệp, sinh hoạt chuyên môn ngoại khóa (tần xuất, hình thức tổ chức, nội dung).

Nhóm vấn đề 10: Các vấn đề dành cho sinh viên năm thứ 4 (liên quan đến thực tập, chuẩn đầu ra tiếng anh, đào tạo ngắn hạn kỹ năng nghề nghiệp cấp chứng chỉ...).

 

(Lượt Xem:204)
Tin liên quan