Khoa Kinh tế tổ chức thành công Hội thảo Khoa học: 'Doanh nghiệp & Hội nhập'

Nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng: Bê cạnh việc gia nhập ASEAN, WTO thì từ đầu năm 2015 đến nay Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại tự do với EU, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu, TPP… Việt Nam đã chính thức gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và mở cửa thị trường tài chính, tiếp tục thực hiện lộ trình tự do hóa tài khoản vốn theo cam kết WTO. Qúa trình hội nhập mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nhiều cơ hội, đồng thời không ít thách thức mới.

Trong bối cảnh đó, doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam có vai trò tiên phong đối mặt trực tiếp với thách thức rủi ro. Vậy doanh nghiệp Việt Nam làm thế nào để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và nắm bắt được cơ hội và lợi thế mà hội nhập quốc tế mang lại. Mặt khác cộng đồng doanh nghiệp – doanh nhân Việt cần làm gì để hướng tới những chuẩn mực quốc tế, vượt qua thách thức, sẵn sàng, chủ động, tự tin hòa bình vào xu thế phát triển chung của toàn cầu và đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia.

Sáng ngày 17-11 tại  Hội trường tầng 07 - Tòa nhà M5, số 91 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội,  Khoa Kinh tế - Viện Đại học Mở Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Doanh nghiệp & Hội nhập”.

Mục đích của hội thảo: Là diễn đàn để các nhà khoa học, giảng viên, nhà quản lý trao đổi, thảo luận các vấn đề nổi lên của doanh nghiệp (trong đó có doanh nghiệp nhà nước và DN nhỏ và vừa) trước cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Hội thảo được đón tiếp đông đủ các nhà quản lý, nhà khoa học và các doanh nghiệp tới tham dự

Về phía khách mời: Có TS. Trần Đông Phong - Phó Vụ trưởng - Vụ công nghiệp - Bộ kế hoạch đầu tư; TS Nguyễn Đình Trọng - Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc công ty T-Tech; Bà Chu Thị Bình - Viện nhân lực ngân hàng tài chính BTCI; Bà Nguyễn Phương Hoa - đến từ Tập đoàn giáo dục Vietsourcing.

Về phía Viện Đại học Mở Hà Nội: Có GS.TS Nguyễn Kim Truy - nguyên Bí thư Đảng ủy - nguyên Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội - Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội; TS Trương Tiến Tùng - Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội; TS. Nguyễn Cao Chương - Phó Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội và đông đảo các Giáo sư, Tiến sĩ trong Hội đồng khoa học Khoa Kinh tế đã tới tham dự chương trình.

Về phía Khoa Kinh tế: Có TS. Nguyễn Tiến Hùng - Trưởng Khoa Kinh tế; TS. Nguyễn Thị Thu Hương - Phó trưởng Khoa Kinh tế cùng các cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế.

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS Trương Tiến Tùng - Viện trưởng chào mừng các đại biểu đến tham dự Hội thảo. TS Trương Tiến Tùng đánh giá cao ý nghĩa và tính thực tiễn của chủ đề hội thảo trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đặc biệt TS nhấn mạnh thế giới đang ngày thay đổi với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 - với công nghệ trí tuệ nhân tạo và sự chia sẻ tri thức sẽ tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế mà trong đó giáo dục cần có nhiều bước tiến mới. Viện Đại học Mở nói chung và Khoa Kinh tế nói riêng cần nghiên cứu sâu hơn, gắn kết hơn những vấn đề trong khoa học với tình hình thực tiễn hiện nay. 

TS Trương Tiến Tùng - Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu đề dẫn của Hội thảo TS Nguyễn Tiến Hùng - Trưởng Khoa nhấn mạnh vấn đề toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành xu thế tất yếu. Với giáo dục Việt Nam trước yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0  và mô hình giáo dục mới cho người học trong thế giới phẳng.

 

TS. Nguyễn Tiến Hùng - Trưởng Khoa Kinh tế phát biểu đề dẫn khoa học của Hội thảo

Hội thảo được nghe 5 bài báo cáo khoa học:

1. Đổi mới và phát triển doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ hội nhập do TS Nguyễn Thị Thu Hương - Phói trưởng khoa Kinh tế trình bày

2. Tác động của hệ thống lgistic đến hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam do TS Hoàng Đình Minh -  Giảng viên - Học viện chính trị quốc gia khu vực 1 trình bày

3. Hoàn thiện ứng dụng mô hình IDIC trong quản trị quan hệ khách hàng của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam do TS Lê Thị Hằng và Nguyễn Cảnh Châu - Giảng viên Khoa Kinh tế trình bày.

4. Chiến lược hội nhập của Tổng công ty T-Tech (Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam) do TS Nguyễn Đình Trọng - Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc công ty trình bày.

5. Phát triển công nghiệp trong bối cảnh hội nhập do TS Trần Đông Phong - Phó Vụ trưởng Vụ công nghiệp - Bộ kế hoạch đầu tư trình bày.

Tại hội thảo, các nhà khoa học đã thảo luận về bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cụ thể các doanh nghiệp đang phát triển và thay đổi một cách mạnh mẽ. Hội nhập quốc tế và khu vực tác động mạnh mẽ tới bối cảnh và môi trường kinh doanh. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp có những chiến lược thích ứng, các nhà quản lý có những định hướng phát triển năng động và sáng tạo. Sự hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển trong đào tạo, đặc biệt là trong phát triển khoa học công nghệ.

Một số hình ảnh tại chương trình hội thảo:

GS. TS Nguyễn Kim Truy - nguyên Bí thư Đảng ủy - nguyên Viện trưởng Viện Đại học Mở - Chủ tịch hội đồng Khoa học nhà trường phát biểu và chia sẻ tại hội nghị. GS.TS Nguyễn Kim Truy đánh giá cao chất lượng của hội thảo lần này. Bởi lẽ có sự kết hợp đầy đủ của 3 nhà: nhà quản lý, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp. 

TS. Nguyễn Thị Thu Hương - Phó trưởng Khoa Kinh tế

trình bày bài báo cáo khoa học: Đổi mới và phát triển doang nghiệp Việt Nam thời kỳ hội nhập

TS. Nguyễn Đình Trọng - Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc - Tổng công ty T-Tech chia sẻ với Hội thảo về  Chiến lược hội nhập của doanh nghiệp trong tình hình mới.

GS. TS Phạm Quang Phan phát biểu tại Hội nghị

TS Lại Lâm Anh - giảng viên trẻ - chia sẻ với Hội nghị về các doanh nghiệp Việt Nam đang có nhiều cơ hội để hội nhập kinh tế

Các đại biểu tham dự chụp ảnh kỷ niệm

(Lượt Xem:279)
Tin liên quan