Khoa Kinh tế tổ chức thành công chương trình tọa đàm: Bổ sung, sửa đổi đề cương chi tiết học phần

Ngày 18/11/2020, Khoa Kinh tế - Trường Đại học Mở Hà Nội đã tổ chức thành công buổi Tọa đàm “Bổ sung, sửa đổi đề cương chi tiết học phần”. Tham gia buổi tọa đàm có sự tham dự của TS Trương Tiến Tùng - Hiệu trưởng nhà trường, Ths Dương Hoài Văn - Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Ths Nguyễn Việt Hùng - Phó trưởng phòng Khảo thí và quản lý chất lượng, PGS.TS Hoàng Tuyết Minh - Phó phòng Quản lý khoa học và đối ngoại, Ths Hoàng Lan Hương - chuyên viên phòng Quản lý đào tạo. Về phía Khoa Kinh tế có TS Nguyễn Tiến Hùng - Trưởng Khoa Kinh tế, TS Nguyễn Thị Thu Hương - Phó Trưởng Khoa, TS Nguyễn Thị Thu Hường - Phó Trưởng Khoa Kinh tế cùng các giảng viên Khoa Kinh tế.

Tại phiên khai mạc, TS. Nguyễn Tiến Hùng, Trưởng Khoa Kinh tế đã giới thiệu mục đích buổi Toạ đàm, nội dung chương trình, đại biểu tham dự. 

Tiếp theo, TS. Trương Tiến Tùng, Hiệu trưởng đã phát biểu khai mạc. Trong phát biểu khai mạc, Hiệu trưởng đã nêu ra những thách thức cũng như cơ hội trong đào tạo của nhà trường thời gian qua, bên cạnh đó thì nhà trường đã thành công với phương thức dạy học trực tuyến và hệ thống kiểm tra đánh giá đã đáp ứng tốt trong quá trình đào tạo. TS Trương  Tiến Tùng đã đề xuất một số giải pháp trong quá trình đổi mới chương trình đào tạo gồm: phân loại sinh viên trong học phần Tiếng Anh, công nhận những chứng chỉ quốc tế được Bộ giáo dục công nhận, có như thế sinh viên sẽ có thêm cơ hội học các học phần bổ sung khác và rút ngắn được thời gian đào tạo. Trong đó dự kiến chủ trương xây dựng chương trình đào tạo cứng 120 tín chỉ  và số còn lại trên 10 tín chỉ để các khoa đưa ra chương trình phù hợp với thị trường lao động). 

TS Trương Tiến Tùng - Hiệu trưởng nhà trường phát biểu tại chương trình

Tiếp theo chương trình TS. Nguyễn Thị Thu Hường - Phó Trưởng Khoa Kinh tế đọc báo cáo tình hình chung về rà soát, bổ sung, điều chỉnh đề cương phù hợp tình hình mới theo mẫu thống nhất. Trong đó Khoa Kinh tế đã rà soát đợt 1: 27 đề cương (Tổng là 83 đề cương). TS Nguyễn Thị Thu Hường triển khai giới thiệu khái quát mẫu đề cương chi tiết gồm: Thông tin chung về học phần (HP), Mã học phần, tên học phần, ký hiệu học phần, tên tiếng anh, số tín chỉ, phân bố thời gian, các giảng viên phụ trách học phần, điều kiện tham gia học phần.

TS Nguyễn Thị Thu Hường - Phó Trưởng Khoa Kinh tế trình bày các nội dung trong buổi tạo đàm

Tiếp theo TS. Nguyễn Thị Thu Hương: trình bày về Phương pháp đánh giá “chuẩn đầu ra học phần” dựa trên cơ sở “chuẩn đầu ra chương trình đào tạo”

Những nội dung cần phải cụ thể như: Mục tiêu đào tạo (PO), Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (PLO), Chuẩn đầu ra học phần (CLO), Chuẩn đầu ra HP CLO, Chuẩn đầu ra chương/bài học: LLO

Phát biểu của đại biểu các Phòng, Ban - ThS. Dương Hoài Văn, Lãnh đạo Phòng QL Đào tạo - phát biểu về công tác xây dựng “Mục tiêu học phần” và “Chuẩn đầu ra học phần”. Dự kiến năm 2021 thì các ngành đào tạo sẽ thiết kế theo chương trình hoàn toàn mới xây dựng trên cơ sở chương trình cũ, đảm bảo 120 tín chỉ đối với đào tạo cử nhân và ngoài ra còn bổ sung thêm các học phần khác. Các môn chung sẽ được theo quy định chung của Trường, 

ThS. Nguyễn Việt Hùng, Lãnh đạo Phòng Khảo thí & ĐBCL -  phát biểu về các nguyên tắc trong xây dựng mục tiêu học phần và chuẩn đầu ra học phần (nguyên tắc SMART). Vì vậy cần có thêm đề cương tổng quát trên cơ sở của đề cương chi tiết, kế hoạch, nội dung giảng dạy cần cân đối giữa lý thuyết, thực hành, bài học cần đánh giá.

GVC. ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy đã trình bày một số vấn đề về xây dựng chuẩn đầu ra và đề cương chi tiết học phần, tuân thủ các nguyên tắc xây dựng chuẩn đầu ra học phần: chuẩn đầu ra của các môn học liên quan đến chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra phải được quan sát và đo lường được.

Phát biểu của PGS.TS Hoàng Tuyết Minh, Phó phòng Quản lý khoa học và đối ngoại:  Sau khi học xong sinh viên, học viên có thể đạt được như thế nào về các nội dung đã học và được định lượng và tính được, cụ thể hóa mục tiêu chung, kỹ năng ngoại ngữ cần có khung năng lực ngoại ngữ ở cấp độ 6 bậc.

Trong chương trình các đại biểu tham gia đóng góp nhiều ý kiến sôi nổi và là căn cứ để ban tổ chức có thêm tư liệu bổ sung trong quá trình sửa đổi lần này.

Các đại biểu đã thống nhất một số điểm chính gồm: Nhất trí với báo cáo tình hình sửa đổi, bổ sung đề cương chi tiết học phần và phương pháp đánh giá chuẩn đầu ra học phần. Sửa đổi, bổ sung đề cương năm 2020 để phù hợp mẫu biểu, cập nhật tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đối với các học phần; phân biệt rõ học phần bắt buộc và tự chọn. Chuẩn bị tinh thần và tổ chức thực hiện chương trình mới: 120 tín chỉ (phần cứng) và trên 10 tín chỉ (phần tự chọn, bổ trợ) trường giao các khoa tổ chức xây dựng, bổ sung, sửa đổi để cập nhật tích cực hơn với tình hình thị trường lao động. Phối hợp với trường để xem xét các học phần được miễn như chứng chỉ tiếng anh quốc tế. Cân đối phù hợp giữa lý thuyết và thực hành.Kỹ năng ngoại ngữ theo khung năng lực 6 cấp độ, một số kỹ năng đưa vào kỹ năng chuyên môn.

Buổi tọa đàm đã thành công tốt đẹp và Khoa Kinh tế sẽ tiếp tục nghiên cứu để triển khai các ý kiến góp ý trên trong quá trình đổi mới chương trình.

TS Trương Tiến Tùng - Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội (người đứng giữa) chụp ảnh kỷ niệm cùng tập thể sư phạm Khoa Kinh tế

Các đại biểu tham dự

Toàn cảnh chương trình tọa đàm

Các đại biểu tham dự chương trình

(Lượt Xem:181)
Tin liên quan